Làm thẻ tín dụng để mua trả góp là một trong những xu hướng phổ biến của nhiều người hiện nay, vừa mang đến nhiều tiện ích lại còn giúp bạn hưởng lãi suất 0%.
Thẻ tín dụng (Credit Card) là loại thẻ có chức năng chi tiêu trước trả tiền sau đang rất được ưa chuộng ở Việt Nam cũng như toàn thế giới. Chủ thẻ sẽ được ngân hàng cấp một hạn mức chi tiêu tùy thuộc vào tài chính cũng như lịch sử tín dụng của bạn. Ngoài việc dùng để chi tiêu, mua sắm, không ít người làm thẻ tín dụng để mua trả góp với lãi suất thấp, thậm chí không mất lãi. Tiện ích này giúp chủ thẻ dễ dàng sở hữu những món đồ giá trị cao khi nguồn tài chính chưa đủ để đáp ứng.
Để biết cách làm thẻ tín dụng mua trả góp như thế nào, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé! Chắc chắn đó sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn dễ dàng sở hữu tấm thẻ tín dụng đầy tiện ích này đấy!
Tìm hiểu về hình thức mua trả góp qua thẻ tín dụng
Làm thẻ tín dụng mua trả góp là hình thức mua hàng trả góp, theo đó số tiền trả trước, trả góp hàng tháng và lãi suất hàng tháng sẽ được thanh toán qua thẻ tín dụng. Tức là, số tiền này sẽ được sử dụng bằng tiền của ngân hàng, bạn không cần bỏ ra.
Số tiền giao dịch cho những món đồ trả góp sẽ được ngân hàng liệt kê cùng với những giao dịch chi tiêu, mua sắm vào bảng sao kê hàng tháng. Hình thức này giúp bạn nhanh chóng sở hữu món đồ có giá trị khi khả năng tài chính chưa cho phép. Rất nhiều người làm thẻ tín dụng để mua xe trả góp, mua tivi, tủ lạnh…hay bất cứ món đồ có giá trị nào khác.
Đặc biệt, hiện nay nhiều ngân hàng áp dụng nhiều chương trình ưu đãi dành cho khách hàng đăng ký làm thẻ tín dụng mua trả góp. Thay vì trả một số tiền lớn tại một thời điểm, bạn có thể trả theo từng tháng với mức nhỏ hơn.
Ngoài ra, việc phối hợp cùng các đơn vị kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sẽ giúp bạn tận hưởng được hết các đặc quyền dành riêng cho chủ thẻ như mua hàng trả góp lãi suất 0% hoặc mua hàng trả góp lãi suất thấp.
Lợi ích khi làm thẻ tín dụng để mua trả góp
Không phải tự nhiên mà xu hướng làm thẻ tín dụng mua trả góp lại trở nên phổ biến đến như vậy. Cũng bởi, sử dụng thẻ tín dụng để mua hàng trả góp, khách hàng còn nhận được những lợi ích sau:
- Làm thẻ tín dụng trả góp 0% lãi suất hoặc chịu lãi suất thấp hơn so với mua hàng trả góp thông thường. Bạn có thể làm thẻ tín dụng mua xe trả góp hay bất cứ món đồ giá trị nào khác tại đơn vị liên kết với ngân hàng.
- Mở thẻ tín dụng trả góp giúp bạn giảm được áp lực kinh tế tại thời điểm mua sắm. Bạn được phép dùng thẻ tín dụng mua hàng trả góp không giới hạn trong 1 kỳ hạn, tùy vào nhu cầu và điều kiện kinh tế để đưa ra lựa chọn phù hợp. Thông thường kỳ hạn trả lãi linh hoạt sẽ từ 3 tháng đến 12 tháng, thậm chí 24 tháng.
- Thủ tục và quy trình làm thẻ tín dụng trả góp đơn giản, bạn hoàn toàn có thể đăng ký trả góp qua thẻ tín dụng online chỉ với vài click chuột.
- Không chỉ được hưởng những lợi ích trên, chủ thẻ tín dụng còn có cơ hội tham gia nhiều chương trình ưu đãi như giảm giá, tích điểm đổi quà, nhận quà tặng, voucher… khi mua hàng tại các điểm liên kết với ngân hàng.
Điều kiện làm thẻ tín dụng để mua trả góp
Bất cứ khách hàng có nhu cầu làm thẻ tín dụng để mua hàng trả góp đều phải đáp ứng được những điều kiện mà ngân hàng đưa ra. Cụ thể, một số điều kiện cơ bản bạn cần thỏa mãn như sau:
- Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam hoặc cá nhân được Công ty ủy quyền sử dụng thẻ.
- Khách hàng đăng ký mở thẻ phải nằm trong độ tuổi từ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo pháp luật.
- Có thu nhập ổn định ít nhất 3 tháng trở lên tại các cơ quan, tổ chức, công ty, doanh nghiệp…
- Mức lương tối thiểu để mua hàng trả góp qua thẻ tín dụng là từ 4,5 triệu đồng trở lên qua hình thức chuyển khoản.
- Với trường hợp không chứng minh được thu nhập buộc phải có tài sản đảm bảo như sổ tiết kiệm, hợp đồng tiền gửi, bất động sản…
Thủ tục, hồ sơ đăng ký mở thẻ tín dụng để trả góp
Ngay sau khi đáp ứng được các điều kiện ngân hàng đưa ra, bạn hãy chuẩn bị một bộ hồ sơ với những loại giấy tờ bao gồm:
- Đơn đăng ký mở thẻ tín dụng theo mẫu ngân hàng cung cấp.
- Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước/Hộ chiếu.
- Bản sao sổ hộ khẩu/sổ đăng ký tạm trú KT3/Xác nhận cư trú.
- Hợp đồng lao động, sao kê lương chuyển khoản ngân hàng 3 tháng gần nhất, hoặc bảng lương từ cơ quan công tác…
- Một số giấy tờ khác liên quan đến tài sản đảm bảo nếu mở thẻ bằng hình thức thế chấp.
Cách làm thẻ tín dụng để mua trả góp
Cách làm thẻ tín dụng để mua trả góp khá đơn giản và dễ dàng, khách hàng có nhu cầu chỉ cần thực theo các bước dưới đây:
Bước 1: Đến trực tiếp chi nhánh/phòng giao dịch ngân hàng gần nhất để yêu cầu mở thẻ tín dụng.
Bước 2: Sau chờ lấy số, chờ đến lượt bạn vào quầy giao dịch để đăng ký mở thẻ, nhân viên ngân hàng sẽ hướng dẫn các thủ tục làm thẻ.
Bước 3: Điền đầy đủ thông tin một cách chính xác vào tờ đăng ký mở thẻ và nộp lại tại quầy kèm hồ sơ.
Bước 4: Ngân hàng xác minh thông tin để đưa ra hạn mức phù hợp.
Bước 5: Nhân viên đưa giấy hẹn đến lấy thẻ tín dụng cho khách hàng.
Ngoài cách mở thẻ tín dụng trên, bạn có thể làm thẻ trực tuyến qua Website chính thức của ngân hàng. Sau khi cung cấp đầy đủ thông tin, nhân viên ngân hàng sẽ liên hệ trực tiếp và hướng dẫn thủ tục nhận thẻ.
Lưu ý khi hàng trả góp bằng thẻ tín dụng
Để quá trình sử dụng thẻ tín dụng mua hàng trả góp mang lại hiệu quả, tránh những rủi ro có thể xảy ra bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tìm hiểu kỹ chương trình trả góp, đặc biệt là thông tin về lãi suất, kỳ hạn thanh toán, phí chuyển đổi…
- Luôn để ý đến hạn mức thẻ tín dụng để đảm bảo không chi tiêu vượt mức, tránh trường hợp phải chịu phí phạt.
- Luôn thanh toán các khoản trả góp trước thời gian để không phải chịu thêm khoản lãi suất. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch chi trả của bạn.
Như vậy, có thể làm thẻ tín dụng để mua trả góp mang đến nhiều lợi ích cho khách hàng. Với mức lãi suất 0% kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn, bạn hoàn toàn có thể cân nhắc hình thức tiêu dùng thông minh này.
đăng ký tư vấn mở thẻ tín dụng miễn phí
Chi tiết yêu cầu và thông tin liên hệ
TÌM HIỂU THÊM:
- Làm thẻ tín dụng cho người đủ 18 tuổi: Điều kiện, thủ tục?
- Mở thẻ tín dụng có cần giấy tạm trú hay không?