Bảo lãnh ngân hàng là một khái niệm được khá nhiều người quan tâm hiện nay. Vậy bảo lãnh ngân hàng là gì, có những loại bảo lãnh nào, quy trình bảo lãnh ra sao?
Bảo lãnh ngân hàng là gì?
Bảo lãnh ngân hàng là việc ngân hàng cam kết sẽ thanh toán cho bên thụ hưởng của hợp đồng khoản đền bù trong phạm vi của số tiền được nêu rõ trong giấy bảo lãnh nếu bên đối tác không thực hiện được trách nhiệm của mình trong hợp đồng. Ngân hàng không bảo lãnh việc bên đối tác có thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của mình cho bên thụ hưởng hay không mà chỉ đảm bảo sự thanh toán trong phạm vi số tiền trong giấy bảo lãnh.
Bảo lãnh ngân hàng là sự đảm bảo cho bên thụ hưởng trong trường hợp nếu những hoạt động được chỉ rõ trong hợp đồng không được thực hiện vì bất kỳ lí do nào thì bên thụ hưởng sẽ được quyền hưởng tiền đền bù.
Các loại bảo lãnh ngân hàng hiện nay
Bảo lãnh trực tiếp: Là loại đơn giản nhất bởi dễ dàng trong việc thích ứng với hệ thống pháp luật nước ngoài, thường được sử dụng trong kinh doanh nước ngoài hoặc trong nước và được cấp trực tiếp cho người được bảo lãnh. Các khoản bảo lãnh thường được áp dụng cho các giao dịch xuyên biên giới tính từ thời điểm người được bảo lãnh yêu cầu bồi thường nhanh chóng cho người nhận bảo lãnh.
Bảo lãnh gián tiếp: Thường được áp dụng cho các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, đặc biệt là khi các cơ quan chính phủ hoặc các đơn vị có liên quan được hưởng lợi. Với một sự đảm bảo gián tiếp, tức là một ngân hàng thứ hai, điển hình là một ngân hàng nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam sẽ đứng ra thực hiện bảo lãnh. Chính vì thế mà tại một số nước, phương pháp bảo lãnh này không được chấp nhận vì vấn đề pháp lý cũng như thủ tục khá phức tạp.
Những lợi ích mà bảo lãnh ngân hàng mang lại
- Giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình vay vốn.
- Khách hàng không phải thanh toán ngay cho bên đối tác vì đã có bảo lãnh của ngân hàng do đó có cơ hội trì hoãn việc thanh toán và làm tăng tài sản lưu thông hiện có.
Đối tượng tham gia bảo lãnh ngân hàng
Bên bảo lãnh: Là Ngân hàng
Bên được bảo lãnh (Bên mất Uy tín): Là khách hàng của ngân hàng, đối tượng phải thực hiện các nghĩa vụ chi trả.
Bên nhận bảo lãnh (Bên LO): Là các tổ chức, cá nhân trong & ngoài nước có quyền thụ hưởng các cam kết bảo lãnh của ngân hàng – chính là đối tác của KH (gọi chung là Đối tác nhé)
Quy trình phát hành bảo lãnh ngân hàng
Bước 1: Khách hàng Ký kết Hợp đồng với Đối tác về việc thanh toán, xây dựng, dự thầu… Bên đối tác yêu cầu phải có bảo lãnh Ngân hàng.
Bước 2: Khách hàng lập và gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh đến ngân hàng. Trong hồ sơ áp dụng đối với bảo lãnh gồm:
- Giấy đề nghị bảo lãnh
- Hồ sơ pháp lý
- Hồ sơ mục đích
- Hồ sơ tài chính kinh doanh
- Hồ sơ tài sản đảm bảo.
Bước 3: Ngân hàng tiến hành thẩm định đầy đủ các nội dung như: Tính đầy đủ hợp pháp, khả thi của dự án bảo lãnh; năng lực pháp lý của khách hàng, hình thức bảo đảm; cũng như tình hình tài chính của khách hàng xin bảo lãnh. Nếu đồng ý, ngân hàng và khách hàng ký hợp đồng cấp bảo lãnh và thư bảo lãnh.
Hợp đồng cấp bảo lãnh là 1 loại hợp đồng độc lập với hợp đồng kinh tế giữa khách hàng và đối tác, nó thể hiện ràng buộc nghĩa vụ tài chính giữa ngân hàng và khách hàng. Nội dung cơ bản của Hợp đồng quy định về Số tiền và thời hạn bảo lãnh; các điều khoản vi phạm hợp đồng kinh tế của khách hàng dẫn đến nghĩa vụ chi trả của ngân hàng cho đối tác; các hình thức bảo lãnh cũng như phí bảo lãnh, số tiền ký quỹ hay quy định về tài sản đảm bảo…
Bước 4: Ngân hàng thông báo thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh
Thư bảo lãnh quy định rõ ràng các nội dung cơ bản trong hợp đồng cấp bảo lãnh, tuy nhiên nêu rõ các tài liệu mà bên nhận bảo lãnh cần có để chứng minh sự vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh, ngoài ra quy định rõ các hình thức chi trả của ngân hàng cho bên nhận bảo lãnh như mở thư tín dụng, ký hối phiếu nhân nợ..
=> Hợp đồng cấp bảo lãnh ký giữa ngân hàng và khách hàng (bên được Bảo lãnh)
Thư bảo lãnh là văn bản mà ngân hàng chuyển qua cho đối tác (Bên nhận bảo lãnh)
Bước 5: Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh, nếu nghĩa vụ xảy ra.
Bước 6: Ngân hàng yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng (trả nợ gốc, lãi, phí).
Trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã được bảo lãnh, ngân hàng tiến hành trả thay và tự động hạch toán nợ vay bắt buộc đối với số tiền trả nợ thay theo lãi suất nợ quá hạn của bên được bảo lãnh. Ngân hàng áp dụng biện pháp cần thiết để thu nợ như phát mại tài sản đảm bảo, trích tài khoản của bên được bảo lãnh, khởi kiện…
Với những thông tin được chúng tôi đề cập ở trên, chắc hẳn các bạn đã biết bảo lãnh ngân hàng là gì và những thông tin liên quan đến dịch vụ này. Mọi thắc mắc xin hãy để lại thông tin liên hệ TẠI ĐÂY để được tư vấn.
TÌM HIỂU THÊM:
- Tài sản đảm bảo là gì? Những tài sản nào được thế chấp ngân hàng?
- Rủi ro tín dụng là gì? Quy trình quản lý và xử lý rủi ro tín dụng