Có rất nhiều hình thức vay thế chấp được các ngân hàng đưa ra giúp bạn có khoản vay với lãi suất ưu đãi. Bạn nên lựa chọn hình thức phù hợp với mục đích của mình.
Hiện nay, do nhu cầu vay vốn để mở rộng việc sản xuất kinh doanh, vay mua nhà, vay mua xe… khiến nhiều người quan tâm tìm hiểu phương pháp vay thế chấp ngân hàng. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khách hàng chưa thực sự hiểu rõ phương pháp vay vốn này. Điều này khiến việc vay vốn trở nên khó khăn và cản trở những người đang thực sự có nhu cầu cần vay vốn, dẫn đến những tâm lý e ngại, lo lắng khi đi vay.
Các hình thức vay thế chấp ngân hàng phổ biến hiện nay
Hiện nay, các hình thức vay thế chấp ngân hàng cũng ngày càng đa dạng và dễ dàng. Trong đó các hình vay thế chấp ngân hàng phổ biến có thể kể đến như:
Vay thế chấp ngân hàng dùng để mua nhà hoặc bất động sản
Đối với hình thức này, khách hàng khi làm các thủ tục vay thế chấp ngân hàng để mua nhà đất, mua chung cư…có thể sẽ được vay số tiền tối đa lên đến 100% giá trị tài sản cần mua.
Đặc biệt, trong các hình thức vay thế chấp ngân hàng hiện nay, vay mua nhà, mua bất động sản có thời gian vay vốn kéo dài trung bình từ 15 – 25 năm dựa trên tài sản đảm bảo, mức thu nhập cố định hàng tháng và nhu cầu sử dụng vốn vay. Khách hàng có thể được vay số tiền lên tới 500 triệu, 1 tỷ hoặc 2 tỷ…để mua nhà tùy thuộc vào việc chứng minh tài chính với ngân hàng.
Hình thức vay thế chấp ngân hàng để mua xe
Đối với hình thức vay vốn này, chủ sở hữu có thể dùng chính tài sản của mình mua để sử dụng làm tài sản đảm bảo với phía ngân hàng. Hiện nay, thủ tục vay thế chấp ngân hàng dùng để mua xe cũng khá đơn giản và nhanh chóng. Một số đại lý bán xe cũng liên kết với phía ngân hàng để nhanh chóng giải quyết vấn đề tài chính cho khách hàng đang có nhu cầu mua ô tô hoặc xe máy sử dụng cho việc đi lại hoặc kinh doanh của mình.
Hầu hết, các ngân hàng hiện nay đều áp dụng hình thức vay thế chấp ngân hàng để mua xe và có rất nhiều ưu đãi dành cho hình thức này. Theo đó, lãi suất áp dụng đối với hình thức vay vốn này tại mỗi ngân hàng cũng khác nhau, dao động trong khoảng từ 7% – 13% tùy vào từng ngân hàng.
Vay thế chấp ngân hàng sử dụng để tiêu dùng
Đây là một trong các hình thức vay thế chấp ngân hàng có tài sản đảm bảo nhằm đáp ứng nhanh chóng nguồn tài chính cho khách hàng, giúp bạn có thể chủ động hơn trong việc sử dụng vốn vay để chi tiêu cho các nhu cầu tiêu dùng của bản thân và gia đình như: Đóng học phí, mua sắm các vật dụng cần thiết trong gia đình, đi du lịch, khám chữa bệnh hoặc thực hiện một số nhu cầu thiết yếu khác phục vụ bản thân trong cuộc sống…
Vay thế chấp ngân hàng sử dụng để kinh doanh
Đây là hình thức vay vốn nhằm giải quyết nhanh chóng vấn đề tài chính khi mở rộng việc sản xuất kinh doanh hoặc khi bạn đang có nhu cầu nhập mua nguyên vật liệu, máy móc, các trang thiết bị sử dụng để sản xuất, giải quyết nhanh chóng nguồn vốn lưu động đang bị thiếu hụt của cá nhân hoặc doanh nghiệp.
Đối với hình thức vay thế chấp ngân hàng này, mức lãi suất cho vay phổ biến hiện nay tại các ngân hàng dao động trong khoảng 7 – 9%/năm.
Vay thế chấp ngân hàng để du học
Hình thức vay du học nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính cho các học sinh, sinh viên đang có nhu cầu theo học các trường đại học hoặc các khóa đào tạo ở nước ngoài, hoặc theo học tại hệ thống các trường hoặc tổ chức đào tạo nước ngoài tại Việt Nam.
Đối với hình thức này, thời hạn cho vay vốn tối đa có thể lên đến 25 năm, khách hàng có thể được phê duyệt 1 khoản vay có giá trị lớn tới 70 – 90% giá trị tài sản đảm bảo, mức lãi suất tương đối ưu đãi, dao động khoảng 6-9%/năm.
Lãi suất của các hình thức vay thế chấp ngân hàng hiện nay
Hiện nay, vay thế chấp ngân hàng sẽ có mức lãi suất linh hoạt, thời hạn cho vay khá dài tùy thuộc vào nhu cầu và giá trị tài sản đảm bảo. Do đó, lựa chọn ngân hàng lãi suất tốt nhất sẽ giúp bạn chủ động hơn trong vấn đề tài chính và khả năng trả nợ.
Dưới đây là biểu lãi suất của các hình thức vay thế chấp ngân hàng, áp dụng đối với 1 số ngân hàng phổ biến hiện nay:
Ngân hàng vay vốn | Mức lãi suất vay thế chấp trung bình/năm |
Vietcombank | 7,5%-8,1% |
BIDV | 7,3% – 7,5% |
VietinBank | 7% – 7,7% |
AgriBank | 7,5% |
TPBank | 6,4% – 9,4% |
MBBank | 6,7% – 7,9% |
Sacombank | 6% – 7,5% |
VIB | 8,2% – 8,7% |
Eximbank | 8% – 11% |
Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về các hình thức vay thế chấp ngân hàng phổ biến và giải quyết được nhu cầu tài chính nhanh chóng, đơn giản.
TÌM HIỂU THÊM:
- Lãi suất vay thế chấp ngân hàng nào thấp nhất 2024
- Vay thế chấp mua xe ô tô 2024: Điều kiện, thủ tục, lãi suất?
đăng ký tư vấn vay thế chấp miễn phí
Chi tiết yêu cầu và thông tin liên hệ