Vợ bị nợ xấu chồng có vay thế chấp được không? Khi gia đình có người bị nợ xấu, còn tùy thuộc vào tình trạng nợ mà bạn có thể được xét duyệt vay hoặc không.
Vợ bị nợ xấu chồng có vay thế chấp ngân hàng được không là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Khi gia đình có người bị nợ xấu, còn tùy thuộc vào tình trạng nợ mà bạn có thể được xét duyệt vay hoặc không.
Trong một số trường hợp, khi không kiểm soát tốt tình hình tài chính, người đi vay có khả năng cao bị tính vào trường hợp nợ xấu. Nợ xấu là tình trạng cực kỳ xấu nếu bạn muốn tiếp tục vay vốn ngân hàng. Và phải mất 1 thời gian khá lâu, thông tin của bạn trên hệ thống CIC về tình trạng nợ xấu mới có thể được xóa bỏ. Đối với 1 số ngân hàng, khi bạn rơi vào tình trạng nợ xấu, điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ không thể vay vốn ngân hàng đó trong tương lai nữa.
Còn đối với những người trong gia đình mắc nợ xấu thì sao? Điển hình là việc vợ bị nợ xấu chống có vay thế chấp được không? Đây là vấn đề không ít gia đình gặp phải và gặp khó khăn khi tìm hiểu thông tin khi có nhu cầu vay vốn.
Dựa trên tình trạng nợ xấu của người vợ sẽ quyết định đến việc xét duyệt hồ sơ vay vốn của chồng.
Hiểu rõ hơn về nợ xấu và phân loại mức độ nợ xấu
Nợ xấu (hay còn gọi là nợ khó đòi) bao gồm các khoản nợ dưới chuẩn, có thể là các khoản nợ đã quá thời hạn thanh toán hoặc là các khoản nợ đang bị nghi ngờ về khả năng trả nợ của người đi vay, lẫn khả năng thu hồi nợ của người cho vay. Một khoản vay bị tính là nợ xấu tùy thuộc vào thời gian quá hạn trả nợ khoản vay của người đi vay.
Nợ xấu được phân loại theo 5 nhóm chính, cụ thể như sau:
- Nhóm 1: Bao gồm các khoản dư nợ đủ tiêu chuẩn, là các khoản nợ vẫn có đủ khả năng thu hồi cả tiền gốc và tiền lãi đúng thời hạn. Tuy nhiên, nếu người vay quá hạn từ 1 đến 10 ngày thì khoản vay này vẫn thuộc vào nhóm đủ tiêu chuẩn, nhưng người vay sẽ bị phạt 1 khoản được gọi là lãi quá hạn.
- Nhóm 2: Bao gồm các khoản dư nợ dưới tiêu chuẩn, có thời hạn nợ quá hạn kéo dài từ 10 đến 90 ngày.
- Nhóm 3: Bao gồm các khoản dư nợ dưới tiêu chuẩn, có thời hạn nợ quá hạn kéo dài từ 90 đến 180 ngày.
- Nhóm 4: Bao gồm các khoản dư nợ có nghi ngờ, là các khoản vay có thời hạn nợ quá hạn kéo dài từ 181 đến 360 ngày.
- Nhóm 5: Bao gồm các khoản dư nợ có khả năng cao mất vốn, thời hạn nợ quá hạn trên 360 ngày.
Đối với các khoản dư nợ đủ tiêu chuẩn thuộc nhóm 1, tùy theo mức độ trả quá hạn thường xuyên hay không, nếu bạn thường xuyên trả chậm tiền gốc và lãi khi đến hạn thanh toán trong thời gian vay và các tổ chức tín dụng đánh giá mức độ thanh toán không tốt, thì dù bạn có trả chậm chỉ 5 đến 7 ngày cũng có thể bị xếp vào nhóm thứ 2.
Hậu quả của tình trạng nợ xấu
Nợ xấu được coi là tình trạng tồi tệ nhất khi đi vay, ảnh hưởng rất lớn tới quá trình vay vốn của bạn sau này nếu bạn muốn tiếp tục vay tại các ngân hàng khác.
Nhóm nợ xấu | Hậu quả khi bị đánh giá nợ xấu |
Nhóm 2 | Ngân hàng sẽ tiến hành xem xét mức độ quá hạn của bạn có thường xuyên hay không? Đánh giá khả năng tài chính có đủ khả năng để chi trả cho khoản vay mới không? Nếu bạn đáp ứng đủ thì mới tiếp tục được phía ngân hàng xét duyệt khoản vay mới nếu muốn tiếp tục vay thêm |
Từ nhóm 3 đến 5 | Phần lớn các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng sẽ từ chối không cấp tín dụng cho bạn dù bằng bất kỳ hình thức vay vốn nào. Bạn phải đợi tối thiểu đến 2 năm thì tình trạng nợ xấu của bạn trên hệ thống mới có thể trở lại bình thường. |
Đối với 1 số ngân hàng hệ thống kiểm soát rủi ro nghiêm ngặt, khi tình trạng nợ xấu của bạn bị xếp vào nhóm thứ 3 trở đi thì bạn sẽ không thể vay vốn tại các ngân hàng đó trong tương lai nữa.
Vậy vợ nợ xấu chồng có vay thế chấp được không?
Khi bạn cần đi vay vốn ngân hàng, theo quy định về hồ sơ cần chuẩn bị, bạn cần phải cung cấp sổ hộ khẩu kèm theo. Điều này để phía ngân hàng và tổ chức tín dụng tiến hành xác minh nhân thân của người vay vốn. Phía ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng sẽ tiến hành kiểm tra tình hình nợ xấu của người vay và người thân trên hệ thống CIC. Trong trường hợp người thân của bạn thuộc nhóm nợ xấu thứ 2 trở lên thì khả năng cao hồ sơ của bạn sẽ bị từ chối vay vốn tại ngân hàng.
Lý do vì sao lại không thể vay vốn ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng được là bởi vì, theo nhận định từ phía ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng, có khả năng cao trường hợp này bạn sẽ đi vay giúp cho người thân (người đang vướng phải nợ xấu). Vì lẽ đó, hồ sơ vay vốn của bạn có thể không được chấp nhận khi đi vay.
Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp hồ sơ vay vốn của bạn đều bị từ chối. Vậy vợ nợ xấu chồng vay thế chấp ngân hàng được không? Vẫn có thể được nếu khoản vay của vợ bạn trước đó thuộc vào nhóm số 1 và nhóm số 2. Hoặc 1 cách khác, do ngân hàng kiểm tra sổ hộ khẩu, nếu vợ của bạn và bạn không cùng tên trong 1 sổ hộ khẩu thì bạn vẫn có thể vay vốn ngân hàng được bình thường.
Tuy nhiên, để đảm bảo hồ sơ vay vốn được giải quyết thuận tiện, tốt nhất bạn nên đảm bảo khả năng tài chính để có thể trả nợ cả gốc lẫn lãi khi đến kỳ hạn thanh toán, tránh khoản vay thành nợ xấu gây khó khăn về sau này.
Trên đây là toàn bộ thắc mắc về việc vợ nợ xấu chồng có vay thế chấp được không. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn yên tâm khi vay vốn tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Chủ động kiểm soát tài chính là biện pháp để tránh các khoản vay trở thành nợ xấu một cách không cần thiết.
TÌM HIỂU THÊM:
- Người thân bị nợ xấu thì có vay thế chấp ngân hàng được không?
- Ngân hàng nào hỗ trợ khách hàng vay vốn khi nợ xấu?
đăng ký tư vấn vay thế chấp miễn phí
Chi tiết yêu cầu và thông tin liên hệ