Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh sản xuất nào, vấn đề khó khăn tài chính luôn là rủi ro rất dễ gặp phải. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp, công ty dùng tài sản thế chấp đi vay vốn ngân hàng là giải pháp tài chính được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, lãi suất điều kiện và khi công ty vay có tốn thêm phí thẩm định tài sản thế chấp không? không phải ai cũng hiểu rõ. Cùng tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây!
Vay thế chấp doanh nghiệp là gì?
Vay thế chấp doanh nghiệp là một trong những hình thức tín dụng mà ngân hàng sẽ hỗ trợ vốn vay cho công ty, doanh nghiệp theo cách thức thế chấp tài sản doanh nghiệp như tài sản cố định (trụ sở, xí nghiệp, nhà máy),….
Hay dễ hiểu hơn đây là cách doanh nghiệp giải quyết nguồn tài chính của mình bằng cách công ty dùng tài sản thế chấp đi vay vốn từ ngân hàng.
Do đó, ngân hàng sẽ tiến hành thu giữ những giấy tờ liên quan và thu lãi suất hàng tháng theo đúng hợp đồng đã ký kết. Sau khi bên vay đã thanh toán đầy đủ, toàn bộ giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo sẽ được bàn giao cho khách hàng.
Trường hợp ngược lại nếu doanh nghiệp không có đủ khả năng thanh toán lãi và nợ gốc, quyền sở hữu tài sản thế chấp sẽ được giải quyết theo hợp đồng, quy định của pháp luật.
Hiện nay, có 3 gói vay tài sản thế chấp được nhiều ngân hàng áp dụng là cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay thanh toán.
Công ty dùng tài sản thế chấp có tốn thêm phí thẩm định tài sản không?
Hiện nay, tùy thuộc vào quy định và chương trình ưu đãi vay tại mỗi ngân hàng, mức lãi suất vay thế chấp cũng như cách tính sẽ có sự biến động khác biệt. Tuy nhiên, nhìn chung đều tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp vay vốn và phù hợp với quy định từ pháp luật Việt Nam.
Bên cạnh mức lãi suất phải thanh toán định kỳ, vấn đề chi phí phát sinh cũng được doanh nghiệp quan tâm. Một số khoản chi phí phát sinh khi công ty dùng tài sản thế chấp đi vay có thể gặp là chi phí thu xếp khoản vay, cam kết rút vốn, hủy bỏ hợp đồng, đáo hạn tín dụng,….
Đặc biệt, đối với hình thức doanh nghiệp vay thế chấp sẽ không phải chịu chi phí thẩm định tài sản thế chấp, đây được xem là một trong những ưu đãi hấp dẫn của dịch vụ tài chính này.
Tuy nhiên, để tránh phát sinh những khoản chi phí mập mờ, không đáng có doanh nghiệp cần tìm hiểu và nắm rõ mức lãi suất, cách tính lãi cũng như khoản chi phí liên quan do ngân hàng quy định trước khi ký kết hợp đồng.
Điều kiện khi công ty dùng tài sản thế chấp đi vay vốn
Đặc biệt, để được ngân hàng giải ngân khoản vay vốn thế chấp của mình, chủ doanh nghiệp cần đảm bảo đồng thời những điều kiện, quy định sau:
Đối tượng và hạn mức được vay thế chấp
Dưới đây là những trường hợp, đối tượng được ngân hàng hỗ trợ cho vay vốn thế chấp tài sản:
- Các hợp tác xã, tổ chức kinh doanh
- Hộ tư doanh, tư nhân, công ty gia đình
- Công ty cổ phần thương mại không giới hạn ngành nghề từ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp hay dịch vụ
Bên cạnh đó, hạn mức vốn tối đa ngân hàng sẽ hỗ trợ tương đương 80% giá trị của nguồn tài sản thế chấp được tính tại thời điểm ký kết hợp đồng vay vốn.
Yêu cầu về tài sản thế chấp ngân hàng
Bên cạnh những yêu cầu về đối tượng vay, doanh nghiệp cần đảm bảo được những yêu cầu của ngân hàng về tài sản thế chấp như sau:
- Tài sản bảo đảm thuộc sở hữu hợp pháp của bên vay. Trường hợp đặc biệt, tài sản bảo đảm thuộc quyền sở hữu bên thứ 3, doanh nghiệp cần có xác nhận bảo lãnh tài sản từ pháp luật Việt Nam.
- Tài sản thế chấp không thuộc khu vực ngân hàng đóng trụ sở sẽ cần một thời gian để xác minh tài sản bảo đảm có sở hữu hợp pháp hay không.
- Mỗi tài sản chỉ được dùng thế chấp cho một khoản vay tại bất kỳ ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào.
- Giá trị tài sản thế chấp cần có sự đồng ý thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng cũng như được cơ quan chính quyền địa phương(Xã, huyện/quận…) chứng nhận.
- Tài sản thế chấp là loại tài sản bảo quản cần được ngân hàng bảo đảm và chỉ bàn giao khi doanh nghiệp đã tất toán xong toàn bộ nợ gốc và lãi đã ký trong hợp đồng.
Những tài sản nào được dùng thế chấp vay vốn ngân hàng?
Theo quy định từ ngân hàng và pháp luật nhà nước Việt Nam, những tài sản hữu hình và vô hình sau sẽ được công ty dùng tài sản thế chấp đi vay hợp lệ:
- Vàng bạc và những đồ trang sức liên quan đến vàng bạc, đá quý
- Sổ tiết kiệm cá nhân chưa đến kỳ giải ngân
- Bất động sản như nhà đất, xưởng kinh doanh, trụ sở công ty
- Hệ thống cơ sở đầu tư sản xuất kinh doanh như máy móc, xe cộ,….
Qua những phân tích trên, có thể thấy những lợi ích hấp dẫn của hình thức vay vốn thế chấp là giải quyết nhanh gọn được vấn đề khó khăn tài chính của doanh nghiệp. Nhờ đó hoạt động sản xuất kinh doanh được hoạt động bình thường và nắm bắt được những cơ hội trong việc đầu tư vốn.
Tuy nhiên, trước khi thực hiện bất kỳ hợp đồng tín dụng nào, công ty dùng tài sản thế chấp đi vay cần xem xét kỹ các điều khoản cũng như kiểm soát tối đa được khả năng tài chính của mình tránh những rủi ro không đáng có.
Trên đây là những thông tin liên quan đến công ty dùng tài sản thế chấp đi vay ngân hàng và giải đáp vấn đề doanh nghiệp có phải chịu khoản chi phí thẩm định tài sản hay không. Hy vọng, bạn đọc đã có được câu trả lời thỏa đáng nhất. Nếu cần hỗ trợ vay vốn nhanh, hãy liên hệ với AZVAY qua hotline 0972688622 để được tư vấn và hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.
TÌM HIỂU THÊM:
- Đất chưa có sổ đỏ có vay thế chấp ngân hàng được không?
- Tài sản hình thành trong tương lai có vay thế chấp được không?