Khách hàng khi vay vốn ngân hàng rất muốn thanh toán khoản vay trước hạn mà không hề biết việc đáo hạn trước thời hạn sẽ phải chịu thêm một mức phí phạt.
Khi có quyết định cần vay vốn ngân hàng, đa số mọi người chỉ dành sự quan tâm đến lãi suất, hạn mức cho vay mà thường bỏ qua đến trường hợp tất toán khoản vay trước thời hạn. Do đó, bài viết hôm nay sẽ tập trung phân tích quy định đáo hạn trước thời hạn thì ngân hàng xử lý như thế nào? Mức phí phạt là bao nhiêu?
Tại sao trả nợ trước hạn lại bị phạt?
Trước hết để hiểu rõ đáo hạn ngân hàng trước thời hạn bị xử lý như thế nào, bạn cần nắm rõ khái niệm cũng như vì sao ngân hàng lại đưa ra quy định xử lý khi khách hàng đáo hạn trước thời hạn.
Theo quy định từ ngân hàng, đáo hạn ngân hàng là hình thức tất toán một khoản vay của cá nhân, tổ chức đã thỏa thuận, ký kết với ngân hàng theo hợp đồng pháp lý vào một thời gian cố định.
Tuy nhiên, do thực tế cá nhân, tổ chức (bên vay) do có đủ tiền nên muốn tất toán số tiền gốc đã vay không đúng theo hợp đồng tín dụng đã cam kết để không phải chịu lãi vay sau đó.
Vì vậy, khi khách hàng (bên vay) đáo hạn trước thời hạn, ngân hàng sẽ bắt buộc phải có quy định để kiểm soát tình trạng này.
Bởi lẽ, bất kỳ ngân hàng hay tổ chức tài chính nào hoạt động sẽ có kế hoạch ngắn dài hạn trong việc kiểm soát, huy động nguồn vốn của mình. Dẫn tới, thu phí trả nợ trước hạn để bù đắp những thiệt hại phát sinh ngoài kế hoạch do khách hàng không thực hiện trách nhiệm theo cam kết, làm kế hoạch hoạt động ngân hàng bị thay đổi.
Cụ thể, khi đó ngân hàng sẽ bị hao hụt khoản thu dự kiến từ nguồn tiền lãi suất vay đã ký mà khách hàng phải thanh toán.
Ngoài ra, như đã trình bày ở trên, để quyết định bất kỳ một khoản vay với khách hàng nào, ngân hàng đã có kế hoạch cụ thể từ lãi suất, kỳ hạn dẫn tới việc đáo hạn trước thời hạn sẽ làm thay đổi dòng tiền hoạt động của chính ngân hàng.
Vì vậy, việc yêu cầu thực hiện thu phí xử lý khi khách hàng đáo hạn trước thời hạn được xem là biện pháp để phòng trừ rủi ro, bù đắp những thiệt hại cho ngân hàng và đã được nhà nước thông qua.
Quy định đáo hạn ngân hàng trước thời hạn
Phí phạt đáo hạn ngân hàng trước thời hạn
Trước khi bị xử lý về vấn đề đáo hạn trước thời hạn, khách hàng có quyền được trao đổi nhu cầu, mong muốn với ngân hàng để đưa ra phương án tối ưu nhất.
Bởi tùy theo số tiền vay, thời kỳ và mức lãi suất số tiền bị xử lý do đáo hạn trước thời hạn thanh toán sẽ khác nhau.
Trích điều 478 Luật dân sự 2005 đã quy định rõ nếu khách hàng và ngân hàng đã có hợp đồng vay kỳ hạn theo đúng thủ tục pháp lý, trường hợp bên vay phát sinh và có nhu cầu thanh toán sớm, bên cho vay có quyền được thực hiện trả nợ trước hạn nhưng sẽ phải thanh toán tất cả lãi suất kỳ hạn theo đúng bản hợp đồng đã ký.
Ngoài ra, khi trả tiền hoặc tài sản đã vay, bên vay phải báo trước cho ngân hàng cũng như ngân hàng có quyền được thu hồi tài sản trước ký hạn nhưng phải qua sự chấp thuận từ bên vay.
Thủ tục về xóa thế chấp tài sản bảo đảm khi đáo hạn
Khi thực hiện đáo hạn ngân hàng, nhiều người sẽ băn khoăn thủ tục đáo hạn ngân hàng như thế nào? Có bị ràng buộc pháp ký không?
Thực tế, khách hàng sẽ phải thực hiện và hoàn tất các thủ tục giải chấp tài sản theo đúng quy định từ ngân hàng. Bởi lẽ món vay đã được tất toán thì tài sản thế chấp sẽ được giải chấp về cho khách hàng.
Lúc này, khách hàng cần tới ngân hàng, văn phòng công chứng để nộp hồ sơ và hoàn tất thủ tục xóa chấp. Bộ thủ tục sẽ bao gồm như sau:
- Chứng minh thư nhân dân/Hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân có pháp lý.
- Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp tài sản theo quy định từ ngân hàng, cơ quan tài chính.
- Đơn, biên bản thông báo giải chấp tài sản đã được ngân hàng thông qua và cấp phép.
- Biên bản thanh lý hợp đồng tín dụng.
- Phí giao dịch.
Cách tính phí phạt đáo hạn trước thời hạn
Thực tế, phí phạt do đáo hạn trước ngân hàng sẽ có sự khác nhau giữa các ngân hàng, cơ quan tài chính. Tuy nhiên, khoảng phí sẽ dao động từ 1% đến 5% tổng tiền phải thanh toán theo đúng quy định từ nhà nước.
Dưới đây là công thức tính phí đáo hạn trước thời hạn:
Phí phạt đáo hạn = Tỷ lệ phí trả nợ trước hạn * Số tiền trả trước
Giải thích:
- Tỷ lệ phí trả nợ trước hạn sẽ được tính theo trong bản hợp đồng đã ký của khách hàng và ngân hàng
- Số tiền trả trước: Tổng số tiền khách hàng còn nợ bao gồm khoản vay ban đầu đã trả và khoản vay còn lại.
Lưu ý: Tuy đáo hạn trước thời hạn thì ngân hàng sẽ xử lý một khoản phạt nhưng khoản phí đó sẽ ít hơn rất nhiều và hạn chế được tình trạng lãi chồng lãi. Vì vậy, nếu có đủ tài chính sớm, khách hàng nên tất toán sớm khoản vay thế chấp tài sản với ngân hàng.
Mức phí phạt đáo hạn trước thời hạn của một số ngân hàng hiện nay
Để bạn đọc nắm rõ hơn, dưới đây chúng tôi đã tổng hợp và cập nhật mới nhất mức phí phạt trả nợ trước hạn từ một số ngân hàng nổi tiếng hiện nay:
- Ngân hàng Vietcombank: 0,5% đến 2% (trong vòng 3 năm đầu).
- Ngân hàng sacombank: 3%.
- Ngân hàng Agribank: 1% đến 2%.
- Ngân hàng VpBank: 0,5% đến 3% trong vòng 3 năm đầu.
- Ngân hàng OCB:1% đến 3% trong vòng 3 năm đầu, năm thứ 4 miễn phí phạt.
- Ngân hàng Techcombank: 2% đến 3%.
Bên cạnh những thông tin trên, bạn đọc cần lưu ý để tránh những rắc rối rủi ro không đáng có. Trước khi ký bất kỳ hợp đồng vay vốn nào cần đọc và hiểu rõ các điều khoản lãi suất và phí phạt liên quan.
Hy vọng với những kiến thức trên, vấn đề quy định đáo hạn ngân hàng trước thời hạn bị xử lý như thế nào sẽ không khiến bạn phải băn khoăn, lo lắng nữa. Mọi thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ hotline hoặc để lại dưới phần bình luận, chúng tôi sẽ hỗ trợ sớm nhất giúp bạn nhé!
TÌM HIỂU THÊM:
đăng ký tư vấn đáo hạn ngân hàng miễn phí
Chi tiết yêu cầu và thông tin liên hệ