Dư nợ tín dụng là gì? 4 cách thanh toán dư nợ tín dụng mới nhất

Dư nợ tín dụng là gì? 4 cách thanh toán dư nợ tín dụng mới nhất

Dư nợ tín dụng vẫn còn là một khái niệm khá lạ lẫm đối với những người tham gia các sản phẩm tài chính của ngân hàng hay các đơn vị tài chính. Bởi theo tâm lý chung, đa số mọi người chỉ quan tâm đến khoản vay mà mình nhận được cùng với những lợi ích kèm theo.

Tuy nhiên bạn cần biết rằng, dư nợ tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vay vốn của bản thân. Thậm chí đây còn được xem là yếu tố để phía ngân hàng tiến hành xét duyệt khoản vay của người dùng.

Cùng tìm hiểu dư nợ tín dụng là gì? Thanh toán dư nợ tín dụng bằng cách nào? tại bài viết dưới đây để không ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của bản thân nhé!

Dư nợ tín dụng là gì?

Bạn có thể hiểu rằng, dư nợ tín dụng chính là tổng số tiền chi tiêu bằng thẻ mà các chủ thẻ tín dụng đang nợ ngân hàng hoặc đơn vị tài chính. Trong đó, nguồn dư nợ đến từ nhiều sản phẩm khác nhau như thẻ tín dụng, gói vay vốn tín chấp và vay thế chấp nhà đất.

Chỉ khi nào chủ thể thanh toán toàn bộ số tiền để chi tiêu, thì dư nợ tín dụng mới trở về con số 0.

thế nào là dư nợ thẻ tín dụng
Dư nợ tín dụng là gì?

Tác hại của dư nợ thẻ tín dụng

Theo quy định của ngân hàng và các đơn vị tài chính, dư nợ tín dụng của một khách hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lịch sử tài chính của họ. Đối với những khách hàng mang dư nợ quá hạn sẽ phải chịu những tác động tiêu cực khi tham gia vay vốn đó là:

  • Nếu các khoản nợ đã đến kỳ quá hạn mà người dùng vẫn chưa thanh toán, bạn sẽ phải chịu khoản phí phạt trả chậm từ 5 đến 6%. Mức phí này được áp dụng dựa trên tổng dư nợ mà khách hàng đang mang.
  • Người mang dư nợ sẽ không được tham gia vay vốn cho các khoản vay tiền mặt, tín chấp hoặc vay tiêu dùng.
  • Chiếc thẻ tín dụng của chủ thẻ đang sở hữu sẽ bị vô hiệu hóa và không thể sử dụng được nữa.
  • Ngay cả khi khách hàng đã thanh toán đầy đủ dư nợ, thì bạn cũng cần thời gian rất lâu để được phê duyệt các khoản vay.
  • Nếu như khách hàng sử dụng tài sản đảm bảo khi mở thẻ tín dụng, thì có thể sẽ bị tịch biên phần tài sản này.

Làm thế nào để thanh toán dư nợ thẻ tín dụng?

Để nhanh chóng thanh toán dư nợ cho thẻ tín dụng, quý khách hàng có 4 cách làm sau đây:

Nộp tiền mặt tại ngân hàng

Bạn có thể mang tiền mặt đến các điểm giao dịch nào của ngân hàng phát hành thẻ tín dingj để tiến hành nộp tiền thanh toán dư nợ.

Ký séc hoặc ủy nhiệm chi

Thông qua tờ séc hoặc tờ ủy nhiệm chi có chữ ký của  mình, khách hàng có thể yêu cầu ngân hàng thanh toán tổng số dư nợ cho chiếc thẻ tín dụng.

Ghi nợ tự động

Để thanh toán bằng hình thức ghi nợ tự động chủ thẻ cần đăng ký dịch vụ tại ngân hàng. Sau đó bạn có thể lựa chọn phương thức chi trả một phần hoặc toàn bộ khoản dư nợ của mình.

Thanh toán dư nợ bằng hình thức chuyển khoản

Việc chuyển khoản tại quầy, cây ATM hoặc qua các ứng dụng internet banking sẽ giúp người dùng thanh toán nhanh chóng khoản dư nợ.

Có nhiều cách để thanh toán dư nợ tín dụng
Có nhiều cách để thanh toán dư nợ tín dụng

Những lưu ý khi sử dụng thẻ tín dụng

Những rủi ro từ thẻ tín dụng luôn tiềm ẩn và mang lại rất nhiều hệ lụy cho người sử dụng. Để tránh những rủi ro không đáng có, khách hàng không chỉ nên tìm hiểu thật kỹ dư nợ tín dụng là gì và dư nợ tín dụng của mình hiện tại như thế nào mà còn nên ghi nhớ một số lưu ý sau:

  • Luôn luôn bảo mật thông tin thẻ tín dụng của mình, hạn chế thanh toán trực tuyến bằng thẻ tín dụng tại các địa điểm công cộng.
  • Khách hàng nên xác định kỹ thông tin ưu đãi của ngân hàng cho thẻ tín dụng của bạn.
  • Lưu ý các khoản chi phí phải trả như phí thường niên, phí phát sinh, phí quản lí giao dịch, phí ứng tiền mặt,…
  • Không nên dùng thẻ tín dụng để rút tiền mặt.
  • Thanh toán dư nợ thẻ tín dụng đúng hạn.

Với những thông tin trên đây, bạn hãy ghi nhớ ngày thanh toán và chuẩn bị tài chính đầy đủ cho ngày thanh toán thì không bao giờ phải lo lắng đến dư nợ tín dụng hay lãi suất thẻ hay phí phạt trả chậm “nhăm nhe” nữa nhé!

Đăng ký tư vấn

TÌM HIỂU THÊM:

4.7/5 - (4 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *