Bạn đang có nhu cầu vay tín chấp nhưng lại bị mắc nợ xấu ngân hàng? Bạn thắc mắc không biết nợ xấu có vay tín chấp ngân hàng được không? Để có câu trả lời, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Nợ xấu là tình trạng lịch sử tín dụng của khách hàng được ghi nhận bởi hệ thống CIC. CIC là tổ chức được Ngân hàng nhà nước Việt Nam lập ra nhằm thu thập những thông tin liên quan đến tín dụng ngân hàng, công ty tài chính. Các khách hàng có giao dịch tín dụng đều được cập nhật thông tin và lưu trữ vào hệ thống CIC. Và vì một số lý do nào đó mà khách hàng bị rơi vào tình trạng nợ xấu ngân hàng chưa được thanh toán.
Vì thế, nhiều người băn khoăn, bị nợ xấu có vay tín chấp ngân hàng được không? Nếu ngân hàng từ chối hồ sơ vay của khách hàng thì giải pháp tốt nhất là gì? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua những chia sẻ trong bài viết sau.
Vay tín chấp khi đang nợ xấu là gì?
Vay tín chấp là hình thức vay vốn không cần thế chấp tài sản, không cần người bảo lãnh. Khoản vay sẽ được ngân hàng phê duyệt dựa trên uy tín cá nhân về thu nhập hàng tháng cũng như năng lực trả nợ trong suốt quá trình vay vốn. Khách hàng có thể vay tín chấp theo lương, theo bảo hiểm xã hội, hóa đơn điện nước, hợp đồng tín dụng trả góp…Khoản vay từ 10-500 triệu đồng, thời hạn trả nợ từ 12-5 năm.
Trong khi đó, nợ xấu là những khoản nợ vay đã quá hạn hoặc nghi ngờ về khả năng thu hồi vốn lẫn lãi hàng tháng của các chủ nợ. Các khoản nợ xấu thường quá hạn trả nợ gốc và lãi trên 3 tháng, ngân hàng sẽ căn cứ vào khả năng thanh toán của khách hàng để hạch toán vào nhóm thích hợp.
Vay tín chấp khi đang nợ xấu có nghĩa là việc khách hàng tiếp tục muốn vay một khoản tiền từ ngân hàng bằng sự uy tín của mình. Tuy nhiên, trước đó khách hàng đã có một khoản nợ xấu chưa được thanh toán. Vì thế nhiều người đặt ra câu hỏi, nợ xấu có vay tín chấp được không, hiện có ngân hàng cho vay tín chấp chấp nhận nợ xấu không?
Nợ xấu có vay tín chấp ngân hàng được không?
Việc vay tín chấp khi bị nợ xấu có được phê duyệt hay không còn tùy thuộc vào mức độ nợ xấu của từng khách hàng. Theo đó, theo quy định của ngân hàng Việt Nam, hiện nay có 5 nhóm nợ xấu xếp theo mức độ tăng dần.
- Mức 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn (là các khoản nợ có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn). Mức quá hạn từ 1 đến dưới 10 ngày
- Mức 2: Dư nợ cần chú ý (khoản nợ quá hạn từ 10 đến dưới 90 ngày)
- Mức 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn (khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày)
- Mức 4: Dư nợ có nghi ngờ (khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày)
- Mức 5: Dư nợ có khả năng mất vốn (khoản nợ quá hạn trên 360 ngày)
Đối với những khách hàng nằm trong nhóm nợ thứ nhất, tức là trễ hạn từ 1-10 ngày thì ngay lập tức thanh toán gốc và mức phạt lãi quá hạn để vay tín chấp khi đang nợ xấu. Bên cạnh đó, nếu tần suất nợ xấu của nhóm này xảy ra thường xuyên thì ngân hàng sẽ đánh giá khách hàng đang trong tình trạng mất cân bằng tài chính, chỉ cần trả chậm từ 5 đến 7 ngày cũng có thể rơi vào nợ nhóm 2.
Khi khách hàng bị xếp vào nhóm nợ xấu thứ 2 thì tất các các ngân hàng, công ty tài chính sẽ từ chối hồ sơ vay tín chấp của bạn. Và tất nhiên hồ sơ vay của bạn sẽ không được phê duyệt. Do đó, nợ chú ý có vay tín chấp được không câu trả lời là không. Ngoài ra, ranh giới giữa nhóm 1 và 2 rất mong manh, nó có thể chuyển sang nhóm 4, 5 nếu khách hàng kéo dài thời gian trễ hạn quá lâu.
Như vậy, có thể thấy rằng, nhóm 1 vay tín chấp nợ xấu vẫn vay được, còn nhóm 2,3,4,5 ngân hàng sẽ không hỗ trợ vay tín chấp nợ xấu. Sở dĩ ngân hàng kiểm soát chặt chẽ như vậy là để giảm mức rủi ro nợ xấu, việc không trả tiền đúng hạn sẽ khiến khách hàng dễ nằm trong danh sách “đen” của các ngân hàng.
Hồ sơ vay tín chấp ngân hàng khi bị nợ xấu
Khách hàng nằm trong nhóm 1 vẫn được vay tín chấp khi có nợ xấu, hồ sơ vay vốn bao gồm những giấy tờ:
- Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu có sẵn của ngân hàng.
- Bản sao CMND/hộ chiếu, hộ khẩu hoặc tạm trú KT3
- Hợp đồng lao động, xác nhận công tác hoặc quyết định biên chế, bổ nhiệm
- Sao kê lương 3 tháng gần nhất (nếu nhận lương chuyển khoản) hoặc xác nhận lương (nếu nhận lương tiền mặt)
- Thẻ bảo hiểm y tế do công ty cấp (Nếu có).
- Một số giấy tờ khác ngân hàng yêu cầu.
Lưu ý để không rơi vào tình trạng nợ xấu
Khách hàng không muốn bị ngân hàng liệt vào danh sách “đen” do nợ xấu thì cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Cân nhắc khoản vay chi tiết, khả năng chi trả hàng tháng, lãi suất, thời gian đáo hạn trước khi quyết định vay.
- Cần tính toán khoản nợ cần trả mỗi tháng là bao nhiêu? Nên tính tổng khoản nợ không quá 70% thu nhập để duy trì được việc trả nợ mà vẫn đảm bảo cuộc sống.
- Nếu lịch sử tín dụng của bạn trong 5 năm vừa qua không tốt thì không nên mất thời gian vì rất khó để ngân hàng phê duyệt.
Trên đây là những thông tin liên quan đến câu hỏi nợ xấu vay tín chấp được không? Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề này để đưa ra quyết định đúng đắn trước khi quyết định vay ngân hàng.
TÌM HIỂU THÊM:
- Nợ xấu ngân hàng là gì? Người bị nợ xấu có vay vốn được không?
- Cách xóa nợ xấu ngân hàng nhanh nhất 2023