Nợ xấu nhóm 2 có làm thẻ tín dụng ngân hàng được không?

Nợ xấu nhóm 2 có làm thẻ tín dụng ngân hàng được không?

Nợ xấu nhóm 2 có làm thẻ tín dụng được không là thắc mắc chung của nhiều người. Người bị nợ xấu nhóm 2 cần đáp ứng điều kiện gì để có thể làm thẻ tín dụng?


Không giống với thẻ ATM thông thường, các ngân hàng đều đưa ra những điều kiện làm thẻ tín dụng khá nghiêm ngặt. Một trong những điều kiện quan trọng quyết định đến việc hồ sơ của bạn có được phê duyệt hay không đó là vấn đề nợ xấu. Nó không chỉ ảnh hưởng đến điểm uy tín mà còn phản ánh khả năng tài chính của bạn. Vậy, nợ xấu nhóm 2 làm thẻ tín dụng được không?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin về nợ xấu khi làm thẻ tín dụng cũng như giải đáp thắc mắc nợ xấu nhóm 2 có làm thẻ tín dụng được không? Hãy cùng tìm hiểu để có thêm kiến thức trước khi lựa chọn mở thẻ tín dụng nhé!

Tìm hiểu về nợ xấu nhóm 2 và thẻ tín dụng

Để biết nợ xấu nhóm 2 làm thẻ tín dụng được không, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về nợ xấu nhóm 2 và thẻ tín dụng. 

Nợ xấu

Nợ xấu là khoản vay trả chậm từ thẻ tín dụng hoặc khoản vay tín chấp. Hiện nay, nợ xấu được chia ra làm 5 nhóm. Nhóm nợ càng cao thì mức độ nghiêm trọng sẽ càng lớn, bạn cần mất rất nhiều thời gian để xóa nợ cũng như lấy sự uy tín cho bản thân. 

Các nhóm nợ xấu được quy định cụ thể:

Nhóm 1: ( Nợ đủ tiêu chuẩn) khách hàng được trả nợ chậm từ 1 đến 10 này, nhóm này được đánh giá là không nghiêm trong. Tuy nhiên, bạn sẽ phải chịu phí phạt và thanh toán số nợ cho ngân hàng. 

Nhóm 2: ( Nợ cần chú ý) là nợ từ 10 đến 30 ngày, khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.

Nhóm 3: ( Nợ dưới tiêu chuẩn) là khoản vay chậm từ 30 đến 90 ngày.

Nhóm 4: (Nợ nghi ngờ mất vốn) từ 90 đến 180 ngày.

Nhóm 5: ( Nợ có khả năng mất vốn) từ 180 trở lên.

Tất cả các khoản nợ của khách hàng tại ngân hàng đều được báo cáo lên hệ thống lưu ý CIC. Khi bạn tiến hành vay vốn hay mở thẻ tín dụng, ngân hàng sẽ lên hệ thống để kiểm tra. Trong 5 nhóm nợ trên, nhóm 1 vẫn có khả năng vay vốn bình thường, nhóm 2 nếu không thanh toán kịp thời có thể chuyển lên nhóm 3. Từ nhóm nợ xấu 3 đến 5 là những nhóm nợ xấu rất khó xóa, bạn sẽ mất nhiều thời gian để xóa hoàn toàn lên hệ thống CIC. 

Nợ xấu nhóm 2 có làm thẻ tín dụng được không?
Nợ xấu nhóm 2 có làm thẻ tín dụng được không?

Thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng được biết đến là công cụ thanh toán đang được ưa chuộng và sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng. Ngoài những tính năng dùng để thanh toán không cần số dư trong thẻ hay không cần tiền mặt, bạn cần được tận hưởng nhiều ưu đãi từ ngân hàng cũng như tối tác liên kết với ngân hàng.

Với tấm thẻ tín dụng, bạn sẽ được chi tiêu trước, thanh toán sau với hạn mức theo quy định. Thời gian miễn lãi thường là 45 ngày kể từ khi thực hiện giao dịch. Bạn có nghĩa vụ thanh toán cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng vào cuối kỳ. 

Hiện nay, có các loại thẻ tín dụng:

  • Thẻ tín dụng nội địa: Sử dụng để thanh toán trực tuyến, mua sắm, chi tiêu, rút tiền ở trong nước.
  • Thẻ tín dụng quốc tế: Sử dụng để thanh toán mọi giao dịch trong nước và các quốc gia trên toàn thế giới.  

Điều kiện làm thẻ tín dụng:

  • Cá nhân có thu nhập ổn định, chứng minh được khả năng trả nợ của mình. Ngoài ra, bạn có thể làm thẻ tín dụng bằng sổ tiết kiệm hoặc tài sản giá trị khác. 
  • Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
  • Khách hàng có lịch sử tín dụng tốt, không nợ xấu ở bất cứ ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào.

Như vậy có thể thấy rằng, quy định làm thẻ tín dụng tại các ngân hàng khá chặt chẽ, trong đó nợ xấu là một điều kiện tiên quyết. Vì thế, nợ nhóm 2 có làm thẻ tín dụng được không luôn là nỗi băn khoăn của rất nhiều người.

Nợ nhóm 2 có làm thẻ tín dụng được không?

Như đã nói ở trên, nợ nhóm 2 là chú ý do thanh toán chậm từ 10 đến 90 ngày. Trong khi đó, điều kiện để làm thẻ tín dụng là khách hàng phải có lịch sử tín dụng tốt, không nợ xấu ở bất cứ tổ chức tín dụng nào. Do đó, nợ xấu nhóm 2 làm thẻ tín dụng được không câu trả lời là KHÔNG.

Bởi, theo quy định của hầu hết các ngân hàng hiện nay, khách hàng bị nợ xấu từ nhóm 2 trở lên sẽ không được làm thẻ tín dụng, thậm chí bạn sẽ rất khó để tiếp cận các khoản vay khác. Việc nợ xấu, ngân hàng sẽ đánh giá cá nhân có uy tín thấp, khả năng trả nợ kém. 

Vậy nên, để có thể làm thẻ tín dụng bắt buộc bạn phải trả hết nợ và đợi đến khi nợ được xóa hoàn toàn trên hệ thống CIC. Và tránh trường hợp nợ xấu trước hết bạn cần tìm hiểu rõ hơn về nợ xấu, luôn thanh toán nợ đúng kỳ hạn để lịch sử tín dụng của mình luôn ở mức tốt. 

Bạn cần xóa nợ xấu mới đủ điều kiện mở thẻ tín dụng
Bạn cần xóa nợ xấu mới đủ điều kiện mở thẻ tín dụng

Thậm chí nhiều ngân hàng còn đưa ra những yêu cầu khá khắt khe và kiểm soát rủi ro. Mặc dù bạn đã hết nợ xấu nhưng sẽ không bao giờ cấp tín dụng cho bạn nữa. Cách tốt nhất để không rơi vào tình trạng này là không bao giờ để nợ xấu nhằm mang đến thuận tiện trong quá trình làm thẻ tín dụng cũng như vay vốn về sau.

Một số lý do ngân hàng từ chối mở thẻ tín dụng

Việc nắm rõ những lý do ngân hàng từ chối mở thẻ tín dụng sẽ giúp bạn dễ dàng đáp ứng được các điều kiện mà tổ chức phát hành đưa ra. Dưới đây là một số lý do ngân hàng sẽ từ chối làm thẻ tín dụng nếu bạn phạm phải một trong những điều sau:

Không đủ điều kiện về tài chính

Khi mở thẻ tín dụng, bắt buộc bạn phải chứng minh được khả năng thu nhập của mình. Mặc dù mỗi ngân hàng sẽ đưa ra các quy định riêng, thế nhưng hầu hết đều yêu cầu có công việc ổn định và thu nhập thường xuyên.

Bị nợ xấu CIC

Điều này đã được nói rất rõ ở trên, một khi bạn đã bị nợ xấu từ nhóm 2 trở đi thì hầu hết các ngân hàng sẽ từ chối mở thẻ tín dụng. Bởi, việc nợ xấu không chỉ phản ánh uy tín cá nhân mà còn minh chứng cho khả năng tài chính mất cân bằng của bạn. 

Có quá nhiều thẻ tín dụng

Do thẻ tín dụng mang đến quá nhiều tiện ích nên không ít người cho rằng, sở hữu thẻ tín dụng càng nhiều càng tốt. Thế nhưng đây lại là một điểm trừ khiến bạn bị ngân hàng từ chối phát hành thẻ. Cũng bởi, việc sở hữu quá nhiều thẻ tín dụng sẽ làm giảm khả năng tài chính của bạn, tăng nguy cơ nợ xấu.

Mở quá nhiều thẻ tín dụng có thể dẫn đến mất khả năng chi trả vs nợ xấu
Mở quá nhiều thẻ tín dụng có thể dẫn đến mất khả năng chi trả vs nợ xấu

Hồ sơ chưa đúng quy định

Ngoài những lý do trên, việc hồ sơ sai quy định, thiếu giấy tờ như: CMND, Hộ chiếu, hoặc thiếu sổ kt3, giấy đăng kí tạm trú…cũng là điều mà nhiều người gặp phải. Lúc này bạn cần bổ sung đầy đủ giấy tờ theo quy định, yêu cầu của ngân hàng.

Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời được câu hỏi nợ nhóm 2 có làm thẻ tín dụng được không? Hy vọng qua đó, bạn sẽ hiểu hơn về hậu quả của nợ xấu nhằm tránh rơi vào tình trạng khó khăn khi đăng ký phát hành thẻ tín dụng cũng như tham gia vay vốn ngân hàng.

TÌM HIỂU THÊM:

đăng ký tư vấn mở thẻ tín dụng miễn phí

Chi tiết yêu cầu và thông tin liên hệ

1 Chi tiết yêu cầu

VND

2 Thông tin liên hệ

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo (8h00 - 21h00)
0938.603.822 (8h00 - 21h00)
icon zalo