Nợ xấu tại ngân hàng SCB: Làm thế nào để vay vốn?

Nợ xấu tại ngân hàng SCB: Làm thế nào để vay vốn?

Hiện nay, tùy vào mức độ nợ xấu, các ngân hàng sẽ quyết định có cho vay vốn hay không? Vậy, nợ xấu tại ngân hàng SCB có được tiếp tục vay vốn không? Câu trả lời sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây.


Có thể thấy rằng, nợ xấu là một thuật ngữ đã không còn xa lạ với khối ngân hàng cũng như người vay vốn. Tình trạng nợ xấu không chỉ khiến khách hàng gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn lần sau mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh doanh của ngân hàng. Chính vì vậy, việc hạn chế tối đa tình trạng nợ xấu là điều mà khách hàng cần lưu ý. Tuy nhiên, vì lý do khách quan lẫn chủ quan, nhiều khách hàng đang nợ xấu SCB nhưng lại có nhu cầu vay vốn tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác.

Họ băn khoăn không biết làm thế nào để vay vốn khi đang nợ xấu ngân hàng SCB. Vì thế, trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin liên quan để bạn dễ dàng đưa ra phương án phù hợp nhé!

Nợ xấu SCB là gì?

Nợ xấu SCB là những khoản nợ đã đến hạn trả nợ nhưng chưa được khách hàng thanh toán đầy đủ. Tính từ ngày bắt đầu nếu quá hạn trả lãi hoặc gốc trên 90 ngày thì khách hàng sẽ bị liệt vào nhóm nợ xấu. Khoản vay của khách hàng sẽ hiện hữu trong lịch sử tín dụng được lưu trữ trên hệ thống CIC. 

Điều này khiến uy tín cá nhân của bạn bị “mất điểm” trong mắt các tổ chức vay, có thể họ sẽ từ chối nếu bạn có nhu cầu vay vốn lần sau. Do đó, khách hàng nằm trong danh sách nợ xấu hoặc có lịch sử nợ xấu thì gặp nhiều khó khăn khi đi vay vốn tại các tổ chức tín dụng.

Nợ xấu SCB được chia thành bao nhiêu nhóm nợ?

Theo ngân hàng Nhà nước, nợ xấu được chia thành 5 phân nhóm theo mức độ từ nhẹ đến nặng. Tại ngân hàng SCB, nợ xấu cũng được áp dụng theo phân loại CIC, cụ thể bao gồm:

  • Nhóm nợ 1: Là nợ tiêu chuẩn, người vay trả chậm từ 1 ngày đến 10 ngày, ở đây người sẽ phải chịu phí phạt 150%.
  • Nợ nhóm 2: Là nợ chú ý, người vay trả chậm từ 10 ngày đến 30 ngày.
  • Nợ nhóm 3: Là nợ dưới chuẩn, người vay trả chậm từ 31 ngày đến 90 ngày.
  • Nợ nhóm 4: Là nợ nghi ngờ, người vay trả chậm từ 91 ngày 180 ngày.
  • Nợ nhóm 5: Là nợ có khả năng mất vốn, người vay trả chậm trên 181 ngày.
Nợ xấu ngân hàng SCB được chia làm 5 nhóm từ 1-5
Nợ xấu ngân hàng SCB được chia làm 5 nhóm từ 1-5

Nợ xấu SCB có vay vốn ngân hàng được không?

Như đã nói, lịch sử tín dụng sẽ được lưu trữ trên hệ thống CIC, chính vì thế nếu khách hàng nợ xấu SCB sẽ rất khó để vay vốn. Đối với nhóm 1, khách hàng có thể được xem xét khoản vay ngay lập tức. Nhưng nếu tình trạng trả trễ hạn thường xuyên diễn ra thì sẽ nhanh chóng rơi vào nhóm 2. Nợ nhóm 2 không có ngân hàng nào chấp nhận cho vay vốn, bạn chỉ có thể vay vốn tại các công ty tài chính. Tuy vậy, bạn cần chứng minh được lý do trả trễ hạn và khả năng tài chính của mình.

Còn đối với nhóm nợ xấu 3,4,5 sẽ rất khó để có thể vay vốn tại các ngân hàng và tổ chức tín dụng trên toàn quốc. Sở dĩ các ngân hàng, tổ chức tín dụng kiểm soát rủi ro chặt chẽ như vậy là bởi tình hình nợ xấu trong những năm qua không ngừng gia tăng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và lợi nhuận kinh doanh của họ. Vậy nên, khách hàng đã rơi vào nhóm nợ xấu thì không bao giờ được xét duyệt khoản vay với bất kỳ hình thức nào. 

Làm thế nào để vay vốn khi nợ xấu SCB?

Việc vay vốn ngân hàng khi đang nợ xấu SCB là một điều vô cùng khó khăn. Nó không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân vay mà còn ảnh hưởng đến những cá nhân có cùng địa chỉ và chung sổ hộ khẩu với khách hàng. Dù thuộc nhóm nợ xấu thứ mấy thì điều đầu tiên mà bạn cần làm đó chính là kiểm tra tình trạng nợ xấu của mình. Sau đó, nhanh chóng thanh toán khoản nợ bao gồm gốc, lãi và phí phạt theo quy định. Để chắc chắn khoản vay đã được thanh toán, bạn hãy kiểm tra lại tình trạng sau 1 tháng. Lưu ý giữ lại hóa đơn thanh toán để đối chiếu về sau.

Làm thế nào để vay vốn khi nợ xấu ngân hàng SCB
Làm thế nào để vay vốn khi nợ xấu ngân hàng SCB

Mặc dù khoản nợ của bạn đã được thanh toán, thế nhưng đối với nhóm 2 thì phải mất 12 tháng dữ liệu nợ xấu mới được xóa hoàn toàn trên hệ thống CIC, còn nhóm 3,4,5 có thể mất đến 5 năm. Do đó, nếu bạn đang có nhu cầu cần nguồn vốn luôn thì đây không phải là giải pháp thích hợp. Bạn chỉ có thể vay vốn tại một số công ty tài chính, tuy nhiên bạn phải chấp nhận mức lãi suất cao. Ngoài ra, họ cũng sẽ yêu cầu bạn phải chứng minh được lý do nợ xấu và khả năng trả nợ của mình. 

Lưu ý quan trọng để tránh rơi vào nợ xấu

Để không rơi vào tình trạng nợ xấu không đáng có, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Trước khi vay vốn ngân hàng hay tại tổ chức tài chính, bạn cần tự đánh giá được khả năng tài chính cũng như phương án trả nợ của mình để tránh rơi vào tình trạng không thể thanh toán nợ nếu không may có biến cố xảy ra. 
  • Ngay sau khi nhận được khoản tiền vay vốn, bạn hãy lên kế hoạch sử dụng vốn để mang lại hiệu quả và lợi nhuận cho mình.  
  • Nâng cao ý thức trả nợ, bạn nên nhớ vay bao nhiêu thì phải trả bấy nhiêu. Bởi chỉ cần đóng trễ 1 ngày so với quy định thì khoản nợ của bạn đã rơi vào nhóm nợ xấu.
  • Lưu ý ngày thanh toán trên hợp đồng, không thanh toán khoản vay vào ngày cuối tuần tránh nguy cơ tiền không kịp thanh toán đúng ngày. 
  • Trong trường hợp bạn không thể trả nợ đúng như cam kết thì hãy liên hệ với nhân viên ngân hàng để thảo luận và tìm ra phương án phù hợp nhất. Tốt nhất đừng bao giờ có ý định chạy trốn hay chấm dứt liên lạc với ngân hàng, điều này chỉ khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ. 

Như vậy, việc vay vốn khi đang nợ xấu SCB là một điều vô cùng khó khăn. Vì vậy, khách hàng đi vay cần lưu ý tránh rơi vào nhóm nợ xấu để không đánh mất cơ hội vay vốn về sau. 

Đăng ký tư vấn

TÌM HIỂU THÊM:

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *