Hiện nay nhiều khách hàng có nhu cầu vay vốn nhưng lại dính nợ xấu tại ngân hàng VPBank. Vậy, khách hàng cần làm gì để tiếp tục được vay vốn tại các ngân hàng khác mặc dù đang bị nợ xấu tại VPBank?
Vay vốn ngân hàng là một trong những nhu cầu cần thiết của người dân nhằm giải quyết những khó khăn về tài chính. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà khách hàng quên hoặc cố tình không trả nợ dẫn đến tình trạng nợ xấu vô cùng nghiêm trọng.
Việc nợ xấu không chỉ ảnh hưởng đến uy tín cá nhân mà còn gây ra những khó khăn, trở lại nếu bạn muốn vay vốn về sau. Không ít người đang loay hoay không biết làm thế nào để vay vốn khi đang nợ xấu tại ngân hàng VPBank.
Và để biết nợ xấu ngân hàng VPBank có tiếp tục vay vốn được nữa không thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết dưới đây nhé!
Nợ xấu VPBank là gì?
Hiểu đơn giản, nợ xấu VPBank là khoản nợ đã bị quá hạn trả lãi/gốc hoặc cả gốc lẫn lãi trên 90 ngày. Căn cứ vào thời gian trễ hạn và khả năng trả nợ của từng khách hàng để tổ chức tín dụng đưa vào nhóm nợ phù hợp. Hiện nay, tại ngân hàng VPBank, các nhóm nợ được chia thành 5 nhóm theo mức độ nghiêm trọng từ thấp đến cao. Cụ thể:
- Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn): Nợ quá thời hạn dưới 10 ngày.
- Nhóm 2 (nợ chú ý): Nợ quá thời hạn từ 10 ngày đến 90 ngày.
- Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): Nợ quá thời hạn từ 91 đến 180 ngày.
- Nhóm 4 (nợ nghi ngờ mất vốn): Nợ quá thời hạn từ 180 đến 360 ngày.
- Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): Nợ quá thời hạn trên 360 ngày.
Trong đó, nhóm nợ 1 và 2 vẫn có khả năng được xét duyệt hồ sơ khi có nhu cầu vay vốn tại các ngân hàng. Còn nhóm 3,4,5 được coi là nợ xấu, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ được ngân hàng chấp nhận cho vay vốn.
Bạn cũng nên nhớ rằng, ranh giới giữa nợ nhóm 1,2 và nợ xấu rất mong manh, nó có thể biến thành nợ xấu nếu bạn tiếp tục trả trễ hạn. Chính vì vậy, người vay cần xem xét khả năng trả nợ của mình trước khi vay vốn, tránh trường hợp rơi vào nợ xấu.
Tình trạng nợ xấu tại ngân hàng VPBank
Có thể thấy rằng, năm 2019 tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng VPBank có phần cải thiện hơn so với tình trạng nợ xấu VPBank 2018. Tuy nhiên, theo số liệu từ Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2019, VPBank vẫn dẫn đầu bảng về tỷ lệ nợ xấu ở mức 3,42%. Trong đó:
- Nợ tiêu chuẩn tăng khoảng 16,6% từ 202.527 tỷ đồng lên 236.147 tỷ đồng.
- Nợ cần chú ý tăng 4,8% từ 11.667 tỷ đồng lên 12.238 tỷ đồng.
- Nợ dưới tiêu chuẩn tăng 26% từ 4217 tỷ đồng lên 5311 tỷ đồng.
- Nợ nghi ngờ giảm 14,5% từ 1691 tỷ xuống 1447 tỷ đồng.
- Nợ có khả năng mất vốn tăng 9,7% từ 1857 tỷ đồng lên 2038 tỷ đồng.
Chính vì tình trạng nợ xấu tại VPBank ở mức cao nhất so với các ngân hàng trên thị trường, nên VPBank luôn đề phòng rủi ro với những đối tượng khách hàng không có khả năng tài chính cũng như uy tín cá nhân không tốt. Ngoài ra, nếu bạn nằm trong danh sách nợ xấu ngân hàng VPBank thì khả năng tiếp cận nguồn vốn của bạn cũng sẽ vô cùng khó khăn.
Nợ xấu tại ngân hàng VPBank có được vay vốn không?
Khi vay vốn tại ngân hàng VPBank, mọi thông tin về các khoản vay, tên người vay, quá trình thanh toán khoản vay đó sẽ được lưu trữ tại hệ thống CIC. Dựa vào những thông tin này, CIC sẽ tổng hợp thành một cơ sở dữ liệu thống nhất nhằm phản ánh lịch sử tín dụng của từng cá nhân khách hàng. Các ngân hàng cho vay sẽ dựa vào những thông tin này để đánh giá uy tín cũng như khả năng trả nợ của khách hàng.
Nếu khách hàng đang có nợ xấu VPBank, các ngân hàng, tổ chức tài chính sẽ xem xét khoản vay đang ở mức nào để đưa ra quyết định có cho vay hay không. Theo đó, nếu khách hàng nợ xấu hay nợ xấu thẻ tín dụng VPBank ở nhóm 1 thì có thể xem xét vay ngay sau đó. Với nợ xấu ngân hàng VPBank nhóm 2 thì sẽ có hoặc không cho vay vốn. Để được xét duyệt bạn cần chứng minh được lý do nợ xấu, thu nhập tốt, có tài sản đảm bảo.
Còn trong trường hợp nợ xấu tại VPBank rơi vào nợ nhóm 3 đến nhóm 5 thì tất cả các ngân hàng và công ty tài chính sẽ từ chối khoản vay của bạn. Bạn cần phải đợi ít nhất sau 5 năm, lịch sử tín dụng được xóa trên hệ thống CIC thì mới được xét duyệt vốn vay.
Đặc biệt, nhiều ngân hàng sẽ không cấp tín dụng cho bạn khi chạm đến mức 3 dù nợ xấu đã bị xóa hoàn toàn trên CIC.
Làm thế nào để vay vốn khi đang nợ xấu ngân hàng VPBank
Như đã nói ở trên, nếu bạn đang nợ xấu VPBank ở nhóm 1 thì có thể xem xét vay vốn ngay, nhóm 2 thì tùy ngân hàng. Nhưng nếu ở nhóm 3 đến nhóm 5 thì cần thực hiện xóa nợ xấu CIC để có thể tiếp tục vay vốn ngân hàng vào những lần tiếp theo. Cụ thể cách xóa nợ xấu ngân hàng VPBank bao gồm các bước:
- Trước tiên, bạn cần kiểm tra tình trạng nợ xấu của mình bằng cách trực tiếp đến Trung tâm thông tin tín dụng CIC theo 2 địa chỉ tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Hoặc bạn có thể nhờ nhân viên ngân hàng hỗ trợ kiểm tra.
- Sau đó, bạn cần thanh toán toàn bộ số nợ bao gồm cả gốc lẫn lãi, phí phạt tại ngân hàng VPBank. Ngay sau khi thanh toán khoản nợ xong, bạn nên giữ lại các giấy tờ liên quan để có thể đối chiếu khi cần thiết.
- Cuối cùng, để chắc chắn khoản nợ đã được xóa hay chưa, bạn hãy đến CIC và kiểm tra lại một lần nữa. Lưu ý thời gian xóa nợ nhóm 2 sẽ được lưu trữ trong vòng 12 tháng, nợ xấu nhóm 3, 4, 5 sẽ được lưu giữ trong vòng 5 năm mới biến mất hoàn toàn trên hệ thống CIC.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến vấn đề vay vốn khi đang nợ xấu ngân hàng VPBank. Hy vọng đó sẽ là những chia sẻ vô cùng hữu ích dành cho khách hàng đang vướng nợ xấu VPBank nhưng lại có nhu cầu vay vốn để trang trải cuộc sống.
TÌM HIỂU THÊM: