Lỗi cơ sở dữ liệu WordPress: [Duplicate entry '0' for key 'wp_actionscheduler_actions.PRIMARY']
INSERT INTO wp_actionscheduler_actions ( `hook`, `status`, `scheduled_date_gmt`, `scheduled_date_local`, `schedule`, `group_id`, `priority`, `args` ) SELECT 'action_scheduler/migration_hook', 'pending', '2024-11-06 23:20:45', '2024-11-06 23:20:45', 'O:30:\"ActionScheduler_SimpleSchedule\":2:{s:22:\"\0*\0scheduled_timestamp\";i:1730935245;s:41:\"\0ActionScheduler_SimpleSchedule\0timestamp\";i:1730935245;}', 1, 10, '[]' FROM DUAL WHERE ( SELECT NULL FROM DUAL ) IS NULL

Vay thế chấp cho doanh nghiệp: Lãi suất, điều kiện, thủ tục? – AZVAY
Vay thế chấp cho doanh nghiệp: Lãi suất, điều kiện, thủ tục?

Vay thế chấp cho doanh nghiệp: Lãi suất, điều kiện, thủ tục?

Để phục vụ công việc kinh doanh cũng như sản xuất, nhiều doanh nghiệp lựa chọn các gói vay từ ngân hàng. Vậy điều kiện, thủ tục và lãi suất vay như thế nào?


Việc sử dụng gói vay doanh nghiệp từ phía các ngân hàng đang được coi là lựa chọn an toàn dành cho các công ty, đơn vị sản xuất kinh doanh. Bên cạnh việc duy trì sản xuất thì các doanh nghiệp vay ngân hàng thường với mục đích mở rộng kinh doanh.

Vay thế chấp doanh nghiệp là gì?

Vay thế chấp doanh nghiệp là hình thức ngân hàng cho các đối tượng vay là các doanh nghiệp, có sự đảm bảo tài sản bằng hình thức thế chấp như nhà máy, giấy phép kinh doanh, tài sản cố định…Ngân hàng sẽ giữ lại các loại giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, còn quyền sở hữu vẫn thuộc về doanh nghiệp.

lãi suất vay thế chấp cho doanh nghiệp
Vay thế chấp doanh nghiệp hiện nay được khá nhiều khách hàng lựa chọn

Nếu như doanh nghiệp không có khả năng trả nợ thì buộc doanh nghiệp đó phải chuyển giao tài sản cũng như quyền sở hữu tài sản thế chấp đó cho ngân hàng để tiến hành việc thanh lý trừ nợ.

Hiện nay, với hình thức vay thế chấp doanh nghiệp, các ngân hàng có những gói vay:

  • Cho vay bổ sung vốn lưu động
  • Cho vay theo dự án đầu tư
  • Cho vay thanh toán.

Lợi ích của vay thế chấp đối với doanh nghiệp

Vay thế chấp doanh nghiệp là giải pháp tài chính giúp bổ sung nguồn vốn một cách khá hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:

Thông thường số tiền vay ngân hàng thường khá lớn từ vài trăm triệu đến hàng trăm tỷ đồng, giúp doanh nghiệp có được lượng vốn đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh.

Phía ngân hàng sẽ căn cứ vào giá trị tài sản thế chấp và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để đưa ra mức cho vay phù hợp, hạn chế tối đa rủi ro. Doanh nghiệp có thể vay vốn lên tới 70 – 80% giá trị tài sản cầm cố.

So với vay tín chấp, mức lãi suất của hình thức vay thế chấp này rẻ hơn rất nhiều, đồng thời lại rất linh hoạt và mang tính cạnh tranh cao giữa các ngân hàng. Doanh nghiệp có thể căn cứ vào các mức lãi suất để lựa chọn ngân hàng vay phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Thời gian cho vay kéo dài, giúp doanh nghiệp dễ dàng trả nợ, không chịu sức ép lớn, giảm gánh nặng trả nợ.

Doanh nghiệp vừa vay được tiền mà vẫn sử dụng được tài sản thế chấp.

Điều kiện để doanh nghiệp vay thế chấp

Điều kiện để vay được vốn của ngân hàng trước hết bạn cần phải chứng minh được doanh nghiệp của bạn có đầy đủ tư cách pháp nhân và đang có các hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm vay.

Vay thế chấp giúp các doanh nghiệp ổn định việc đầu tư kinh doanh
Vay thế chấp giúp các doanh nghiệp ổn định việc đầu tư kinh doanh

Có các loại giấy tờ chứng minh khả năng thanh toán trả nợ của doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính trước khi phát sinh hồ sơ vay vốn.

Doanh nghiệp của bạn không có nợ quá hạn hay nợ xấu tại ngân hàng thực hiện khoản vay hoặc các tổ chức tín dụng khác

Tài sản thế chấp phải phù hợp với quy định chung của Chính phủ và các quy định riêng của từng ngân hàng đồng thời phải có mục đích sử dụng vốn vay một cách rõ ràng.

Tài sản thế chấp của doanh nghiệp cần thỏa mãn điều kiện gì?

Doanh nghiệp có thể sử dụng tài sản để thế chấp như nhà máy, xưởng sản xuất, quyền sử dụng đất, ô tô, đất đai, máy móc,…

Tài sản khách hàng mang đi thế chấp buộc phải thuộc quyền sở hữu và quản lý của chính doanh nghiệp đứng ra vay vốn.

Tài sản này phải được pháp luật nhà nước Việt Nam cho phép, không bị ngăn cấm trong các hoạt động mua, bán, thế chấp, chuyển đổi,…

Tài sản doanh nghiệp thế chấp không bị vướng vào bất cứ tranh chấp nào về quyền sở hữu hay quản lý…

Thủ tục vay thế chấp tài sản của doanh nghiệp

Tùy thuộc vào từng ngân hàng cụ thể sẽ có những yêu cầu để doanh nghiệp bạn hoàn tất việc vay vốn qua hình thức thế chấp. Để vay được tiền của ngân hàng qua hình thức vay thế chấp, doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Bản sao giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
  • Đơn đề nghị được vay thế chấp theo mẫu ngân hàng doanh nghiệp vay
  • Các loại giấy tờ, văn bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp
  • Phương án trả nợ cả gốc lẫn lãi của doanh nghiệp
  • Các giấy tờ chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay
  • Các giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo khoản vay của doanh nghiệp
Đăng ký tư vấn

Bài viết trên cung cấp các thông tin cần thiết trong việc vay thế chấp cho doanh nghiệp về các lợi ích, thủ tục, điều kiện vay. Mọi thông tin chi tiết về thủ tục vay doanh nghiệp khách hàng liên hệ trực tiếp tại đây hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp một cách nhanh nhất.

TÌM HIỂU THÊM:

đăng ký tư vấn vay thế chấp miễn phí

Chi tiết yêu cầu và thông tin liên hệ

1 Chi tiết yêu cầu

VND

2 Thông tin liên hệ

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *