Vay thế chấp ngân hàng rồi bỏ trốn là hành động sẽ bị truy tố tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Khách hàng cần nắm rõ để tránh không phạm phải.
Hiện nay có không ít trường hợp khách hàng vay ngân hàng nhưng không có đủ, vậy vay thế chấp ngân hàng rồi bỏ trốn có bị khởi tố không? Nếu bị kiện ra tòa thì khách hàng sẽ chịu trách nhiệm bởi tội dân sự hay hình sự và có phải đi tù hay không? Nếu đang có những băn khoăn này thì bài viết sau đây sẽ là chìa khóa giúp bạn giải đáp.
Vay thế chấp ngân hàng rồi bỏ trốn có bị khởi tố không?
Để trả lời được câu hỏi “vay thế chấp ngân hàng rồi bỏ trốn có bị khởi tố không?” mời các bạn cùng xem lại luật quy định về tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của nhà nước. Tại khoản 1, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 140 bộ luật hình sự năm 2009 được quy định như sau:
Khoản 1 – điều 140 – Bộ luật hình sự năm 2009
Theo Điều 140, bộ luật hình sự tài khoản 1 thì nếu bạn có những hành vi sau đây nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác từ 1 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng thì sẽ bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, có thể bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
- Người có hành vi vay, mượn, thuê tài sản có giá trị của người khác rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc có động thái bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản đó.
- Người có hành vi vay, mượn, thuê tài sản có giá trị của người khác rồi sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến việc bị thu, giữ và không có khả năng trả lại tài sản đó.
Khoản 3 – điều 140 – Bộ luật hình sự năm 2009
Theo điều 140, bộ luật hình sự quy định tại khoản 3 nếu bạn phạm vào những hành vi sau đây thì có thể bị phạt ngồi tù từ 3 đến 7 năm.
- Lợi dụng tín dụng để chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
- Chiếm đoạt tài sản dưới 200 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng.
Khoản 4 – điều 140 – Bộ luật hình sự năm 2009
Tại khoản 4, điều 140 thuộc bộ luật hình sự quy định nếu bạn phạm vào một trong các trường hợp sau thì sẽ đối diện với mức án từ 12 năm đến 20 năm, thậm chí có thể là chung thân.
- Lợi dụng tín dụng để chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên.
- Trong khi chiếm đoạt tài sản đã có hành vi gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Khoản 5 – điều 140 – Bộ luật hình sự năm 2009
Nếu vay ngân hàng không trả được bạn còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Bên cạnh đó, người vi phạm còn sẽ bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hay đình chỉ công tác từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.
Vay thế chấp ngân hàng rồi bỏ trốn chắc chắn là vi phạm pháp luật
Trong trường hợp này thì khách hàng sẽ bị khởi kiện và đưa vào khung hình phạt vừa nêu trên nếu vay ngân hàng và có thủ đoạn bỏ trốn, lừa đảo. Hoặc vay ngân hàng nhưng sử dụng vốn sai mục đích đã ghi trong hợp đồng tín chấp/thế chấp với ngân hàng dẫn đến mất khả năng trả nợ.
Tóm lại, qua các điều luật đã được nhà nước ta quy định thì việc vay thế chấp ngân hàng rồi bỏ trốn chắc chắn là vi phạm pháp luật. Tùy vào mức độ và dư nợ không thể hoàn trả của bạn là bao nhiêu mà sẽ dẫn đến hình thức khởi tố và xử phạt tương ứng.
Đặc điểm của vay thế chấp đó chính là khách hàng có tài sản bảo đảm và sẽ bị đem ra bán đấu giá để trừ vào khoản nợ khi bạn không trả được. Tuy nhiên bạn cũng cần hiểu rõ các quy định và chế tài có liên quan đến việc truy thu tài sản thế chấp khi nợ xấu. Nhằm tránh bị sai phạm dẫn đến phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Trường hợp thứ nhất: Vay thế chấp ngân hàng rồi bỏ trốn nhưng trước khi ngân hàng gửi đơn kiện ra tòa án nếu người thân của bạn trả tiền khoản vay thì bạn sẽ không bị truy tố trách nhiệm nữa.
Trường hợp thứ hai: Vay thế chấp không trả được nợ khi ngân hàng gửi đơn kiện sang tòa án thì bạn cũng sẽ nhận được thông báo về vụ kiện đó. Thời gian để chuẩn bị xét xử dân sự thường là 4 tháng. Trong khoảng thời gian này nếu bạn có thể trả được nợ quá hạn thì ngân hàng cũng có thể rút lại đơn kiện và bạn cũng sẽ không bị truy tố. Kể cả khi vụ kiện đã đem ra xét xử nhưng bạn và gia đình có thể khắc phục hậu quả bằng cách trả đầy đủ khoản nợ quá hạn thì tòa án vẫn có thể xem xét để 2 bên tự thỏa thuận với nhau.
Nếu bạn không có khả năng trả toàn bộ số tiền vay cùng 1 lúc thì hãy thỏa thuận với ngân hàng về phương phức cũng như thời hạn thanh toán. Nếu phía ngân hàng đồng ý thì có thể yêu cầu tòa án xem xét để 2 bên tiến hành theo thỏa thuận đó. Còn trong trường hợp bạn không thể đạt được thỏa thuận với ngân hàng thì buộc Tòa án sẽ phải ra bản án quyết định phương thức thực hiện nghĩa vụ.
Trên đây là thông tin về trường hợp “Vay thế chấp ngân hàng rồi bỏ trốn có bị khởi tố không?”. Với các trường hợp vay thế chấp, khách hàng nên tự kiểm soát tài chính của mình một cách hợp lý và phải chủ động trong việc trả nợ đến tránh dẫn đến nợ xấu cùng những hệ quả đáng tiếc khiến bạn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Hy vọng bài viết sẽ đem lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Để được tư vấn và hỗ trợ vay sớm nhất có thể, các bạn hãy nhanh tay đăng ký tư vấn TẠI ĐÂY hoặc gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 0938.603.822 để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời.
XEM THÊM:
- Vay thế chấp có cần chứng minh thu nhập không?
- Vay thế chấp là gì? Những tài sản nào có thể mang ra thế chấp?
đăng ký tư vấn vay thế chấp miễn phí
Chi tiết yêu cầu và thông tin liên hệ