Hiện nay, có rất nhiều người lựa chọn hình thức thế chấp ngân hàng để vay vốn. Tuy nhiên, họ còn băn khoăn rằng mức thu phí khi ra công chứng hợp đồng là bao nhiêu. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất về mức thu phí công chứng hợp đồng vay thế chấp nhé!
Công chứng vay thế chấp là gì?
Công chứng vay thế chấp là việc công chứng chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng giao dịch bằng văn bản pháp lý theo luật định. Mà cụ thể ở đây là hợp đồng vay thế chấp.
Tuy nhiên hiện nay, có rất nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm đó là công chứng và chứng thực. Chứng thực là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực thành bảo sao (sao cho đúng với bản chính). Những người làm công chứng nên chú ý phân biệt hai khái niệm này.
Tìm hiểu luật công chứng
Để có thể thực hiện được khoản vay thế chấp ngân hàng thì người đi vay phải công chứng các hợp đồng thế chấp. Tuy nhiên nhiều người không biết phí công chứng sẽ được tính như thế nào.
Luật chung
Theo quy định tại Khoản 2 điều 4 của Thông tư 257/2016/TT-BTC (*) quy định mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch được xác định theo giá trị của tài sản hoặc giá trị của hợp đồng.
Theo đó, mức thu phí đối với công chứng hợp đồng, giao dịch tính như sau:
- Đối với trường hợp công chứng hợp đồng nhượng quyền, tặng, cho,chia, tác, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì tính trên quyền sử dụng đất
- Đối với việc công chứng chuyển, cho, chia tách thì tính trên giá trị tài sản
- Đối với hợp đồng mua bán, tặng cũng tính trên giá trị tài sản
- Đối với công chứng thỏa thuận thì tính trên giá trị di sản
- Đối với công chứng vay tiền thì tính trên giá trị khoản vay
- Đối với công chứng kinh tế, thương mại, kinh doanh thì tính trên giá trị tài sản, hợp đồng
Mức thu phí khi ra công chứng hợp đồng thế chấp là bao nhiêu?
Mức thu phí khi ra công chứng hợp đồng thế chấp đã được quy định rõ như sau:
- Đối với giá trị hợp đồng dưới 50 triệu thì phí là 50 nghìn đồng
- Đối với giá trị hợp đồng 50 đến 100 triệu phí là 100 nghìn đồng
- Căn cứ vào luật định ở trên thì mức tính phí được tính trên giá trị khoản vay. Giá khoản vay từ 100 triệu – dưới 1 tỷ giá là 0,1% giá trị khoản vay.
- Đối với giá trị hợp đồng từ trên 1 tỷ đến dưới 3 tỷ mức phí là trên 1 triệu đồng 0,006 % giá trị của tài sản
- Đối với giá trị hợp đồng trên 100 tỷ đồng thì phí hợp đồng là 32,2 triệu đồng +0,02% giá trị tài sản (đối với mức giao dịch này thì phí tối đa không quá 70 triệu đồng).
Một số loại phí khác
Ngoài những loại phí được nêu trên thì bạn sẽ mất thêm một khoản nhỏ cho các chi phí khác như:
- Phí cấp bản sao văn bản công chứng 5.000 đồng/trang (riêng từ trang thứ 3 trở đi thì thu 3.000 đồng.
- Phí công chứng bản dịch thì 10.000 đồng/trang.
Có bao nhiêu tổ chức hành nghề công chứng?
Đối với việc công chứng thì có 2 tổ chức hành nghề công chứng đó là phòng công chứng và văn phòng công chứng. Đối với mỗi loại tổ chức công chứng thì sẽ có những điểm khác biệt nhau mà mỗi người đi công chứng đều phải biết.
Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập, văn phòng công chứng là công ty hợp danh.
Phòng công chứng là trường phòng (công chứng viên do UBNN cấp tỉnh bổ nhiệm), văn phòng công chứng là trưởng phòng.
Phòng công chứng có có thể chuyển đổi thành văn phòng công chứng nhưng văn phòng công chứng thì không thể chuyển đổi thành phòng công chứng.
Phòng công chứng có mức phí công chứng rẻ, còn văn phòng công chứng có thời gian công chứng nhanh, hỗ trợ người công chứng rất nhiều trong việc công chứng.
Phòng công chứng thì thời gian công chứng lâu, văn phòng công chứng thì phí công chứng thường cao hơn một phần so với văn phòng công chứng.
Đối với việc công chứng ở 2 tổ chứng nêu trên thì có giá trị như nhau. Tuy nhiên, chúng ta nên lựa chọn tổ chức phù hợp với nhu cầu của cá nhân cũng như điều kiện thực tế.
Những lưu ý đối với việc công chứng hợp đồng thế chấp
Cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ trước khi đi công chứng để tránh mất thời gian trong quá trình công chứng.
Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hợp đồng nhưng bên cạnh đó giấy tờ, hợp đồng đó cũng phải đúng và không có sai sót.
Chọn tổ chức công chứng phù hợp với nhu cầu cá nhân cũng như điều kiện thực tế. Nếu bạn muốn công chứng nhanh chóng thì nên đến văn phòng công chứng. Còn nếu muốn chi phí thấp thì nên đến phòng công chứng. Tuy nhiên, thời gian chờ đợi ở phòng công chứng lại lâu hơn.
Quy trình tiếp nhận và xử lý hợp đồng công chứng
Bước 1: Nộp hồ sơ công chứng.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ công chứng. Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ.
Bước 3: Các bên sẽ đọc lại và kiểm tra một lần nữa nội dung công chứng đã soạn
Bước 4: Nộp chi phí công chứng, và các chi phí các theo quy định và nhận bản chinh.
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp về mức thu phí cho hợp đồng công chứng thế chấp sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình công chứng hoạt động vay vốn.